Sóng Elliott – Kết hợp bò gấu (sưu tầm tại Jess Tản Mạn)

Đây là bài viết mình lấy trong Jess Tản Mạn viết lại để tiện đọc cho dễ. Bài trong Group anh Jess chia thành các bài nhưng trên web này mình viết lại một lèo cho dễ đọc (đề phòng Tele bị ban). A e nào muốn đọc bài chính chủ cũng như các kiến thức anh chia sẻ có thể vào trực tiếp group nhé.



Link mình sẽ cập nhật ở đây:

Các tư duy và hiện tượng tâm lý trong sóng Elliott – Kết hợp bò gấu

Sóng 1: Sóng không rõ ràng ngay từ đầu. Giống như bắt đầu khởi nghiệp, hay khởi động một dự án, hay bắt đầu một trò chơi. Chúng ta thường nhận về các lời góp ý, các thông tin xung quanh là tiêu cực và ít được sự ủng hộ của những người xung quanh.

Chính vì vậy Sóng 1 hầu như không ai cho đó là cơ hội rõ ràng, các thông tin phân tích cơ bản đều không ủng hộ (nếu trước đó là một chu kỳ giảm, sụt giá thì càng củng cố quan điểm giá tiếp tục giảm – do thông tin tiêu cực tiếp tục reo rắc thông qua truyền thông cũng như lan truyền trong đám đông. Và trong tâm trí mỗi người sẽ không có sự đảo chiều hoặc Sóng 1 hình thành ngay từ đầu đối với các trường phái phân tích cơ bản).

Với trò chơi mua bán thì khối lượng lúc này có tăng nhưng không đủ cánh bảo các trường phái phân tích kỹ thuật. Thậm chí họ cho rằng đây có thể tiếp tục là xu thế cấp 1 giảm trong lý thuyết Dow.

Đối với các game tài chính bong bóng, cũng chưa có đủ dữ liệu về đường giá để cảnh bảo một game mới hình thành. Chính vì vậy: chúng ta cần phải thừa nhận rất ít người có thể nắm bắt được Sóng số 1 (hoặc đảo chiều) trong Elliott và sự hình thành trò chơi bong bóng mới.

Giống câu chuyện bò gấu được mô phỏng (3 con bò ban đầu đi kiếm ăn là điều không ai nhận ra!)

Sóng 2: Trong khi sóng 1 âm thầm hình thành, do tính chất các thông tin cơ bản – kỹ thuật là tiêu cực như đã nêu ở chu kỳ Sóng 1 nên Sóng 2 là sóng điều chỉnh của Sóng 1.

Sự điều chỉnh này không bao giờ vượt qua điểm khởi đầu của Sóng 1, xét về phương diện phân tích kỹ thuật và chúng ta sẽ thường thấy điều chỉnh về các khu vực Fibonacci từ 23.6% – 38.2% – 50% và 61.8% của Sóng 1 (nếu xét Sóng 1 là 100%).

Lúc này, thông tin cơ bản theo trường phái phân tích cơ bản vẫn là các tin tức xấu (nếu điều kiện đang trong 1 chu kỳ giảm tổng thể: như suy thoái, khủng hoảng, sự sụt giảm giá cổ phiếu, đóng băng BĐS…)

Khi đám đông và các thông tin xung quanh vẫn là các tin tức tiêu cực thì tâm lý chung mỗi cá nhân tham gia vào thị trường khó có thể xoay chuyển chấp nhận rằng thị trường có thể đã âm thầm tăng, nhất là giá đã thể hiện là giảm (điều chỉnh Sóng 1).

Đặc điểm nhận dạng của sóng 2 khá cơ bản:

Nếu trong những game tài chính thường sẽ không phá vỡ các chỉ số thấp nhất được tạo dựng trước đó. Một số nhà đầu tư gọi là đáy. Còn với trader thì gọi là Vùng Hỗ Trợ (điểm đầu Sóng 1).

Nếu là những bong bóng/ những sự việc mới được vẽ mới được hình thành thì cũng vẫn khá khó nhận biết. Tuy nhiên nếu có sự ngăn cản hình thành game mới, chúng vẫn tồn tại xung quanh những thông tin tiêu cực mà dự án/game bị nhận xét và bàn tán một cách không khả thi. Nếu sụp đổ, chúng sẽ sụp đổ ngay ở chính Sóng số 2 này và hầu như khó có thể hình thành một game bong bóng trong tương lai (về mặt kỹ thuật là sụp đổ xuyên phá qua điểm khởi đầu Sóng 1 => Start game thất bại.)

Sóng 3: Khi Sóng 3 bắt đầu (khởi đầu sóng 3) tin tức đón nhận vẫn còn một chút tin tức xấu. Chúng có thể bắt nguồn từ tin tức truyền thông hoặc nhận định không mấy lạc quan của các nhà nhận định. Tuy nhiên giá âm thầm tăng đến điểm giữa của sóng 3. Các tin tức tích cực bắt đầu được tung ra. Về mặt phân tích cơ bản được củng cố theo tin tức Vĩ Mô. Những lúc như thế này tin tức tung ra thuận theo đường giá. Chúng ta sẽ nhận thấy tin tức lúc này sẽ dẫn dắt đường giá ta hay gọi là giá và tin thuận nhau.

Người chơi tham gia mỗi lúc đông đúc hơn. Nhưng không phải các nhà đầu tư mới và non trẻ (lúc này chủ yếu là các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm trong thị trường còn sót lại).

Về mặt kỹ thuật: khá dễ để nhận biết khi Sóng 3 cho ta thấy rõ phá qua đỉnh Sóng 1 (theo lý thuyết Dow của phân tích kỹ thuật) – đầu tư theo dạng “trade what you see, not what you think”.

Khi Sóng 3 phá vỡ đỉnh Sóng 1 hình thành trước đó, các nhà ptkt áp dụng lý thuyết Dow sẽ nhận biết thêm các khối lượng tăng vọt (với thị trường đầu tư giá trị)

Sóng 3 sẽ thường được mở rộng theo Sóng 1 tại mức Fibonacci Extention ở các mức 1.161 – 2.618 hoặc 4.618 theo phân tích kỹ thuật.

Sóng 3 sẽ là sóng mạnh nhất lớn nhất trong một chu kỳ (tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy ở các thị trường đầu tư giá trị sóng 5 là sóng mạnh nhất).

Đây cũng là thời điểm thanh khoản mạnh mẽ nhất, dễ nhất. Bạn có thể mua bán bất cứ khối lượng bao nhiêu trong tài sản cá nhân mà vẫn có thể thực hiện một cách nhanh chóng.

Nhà trader chuyên nghiệp thích giao dịch trong điều kiện thị trường tại thời điểm này. Nhưng không hẳn mọi chuyện là dễ dàng. Chúng ta rất hay nhầm lẫn giữa sóng 3 và 1 xu hướng chủ đạo tăng mạnh mẽ. Mà quên mất rằng chúng ta chỉ là một sóng C điều chính trong một khung giảm.

Về mặt phân tích tâm lý thị trường: Tuy là sóng mạnh nhưng sự làn truyền tin tức không phải tràn lan, newbie và tay chơi mới chưa xuất hiện. Sự lạc quan được kiềm chế, đà hưng phấn chưa thực sự rõ ràng trong đám đông.

Sẽ có những tín hiệu rõ ràng ở Sóng 4 để loại trừ những nhận định sai lầm trên.

Khởi đầu của sóng 3


Sóng 4: là sóng điều chỉnh của sóng 3. Về mặt kỹ thuật: Sóng 4 thường hồi tại các mức Fibonacci Rentracment (Fibo quy hồi) 38.2 – 50 – 61.8 và 76.4 của Sóng 3

Một số nhận biết cơ bản: Việc điều chính lại này sẽ không bao giờ được điều chỉnh tại có các mứa giá đóng cửa thấp hơn mức giá đỉnh Sóng 1 trước đó (đối với thị trường Forex, chứng khoán, Crypto) và không có giá điều chỉnh được giao dịch dưới mức giá Sóng 1 đối với thị trường BĐS và các thị trường giao dịch vật chất truyền thống.

Ví dụ: Sóng số 1 trước đó, đà tăng tạo đỉnh kháng cự tại mốc 10$ thì sóng 4 sẽ không phạm phải quy tắc có giá đóng cửa (giao dịch) dưới mức giá 10$.

Mẫu hình sóng thất bại và sóng thành công


Trong trường hợp phạm phải quy tắc có giá đóng cửa (giao dịch) dưới đỉnh kháng cự Sóng 1 thì đây không được coi là mẫu hình Elliott và tâm lý đám đông. Có thể đã bước vào chu kỳ lớn đi ngang với biên độ rộng với các mẫu hình sóng khác.

Về mặt tin tức cơ bản: Sóng 4 nằm trong thời gian tin tức cơ bản là tích cự. Do có lực chốt lời nhưng khối lượng không lớn hơn sóng 3. Vì vậy sự sụt giảm giằng co.

Chính vì vậy về mặt tâm lý thị trường xuất hiện giằng co của cả phe mua và phe bán. Giá tiếp tục quanh co đi ngang (sideway) trong một thời gian dài. Điều này nhằm tích lũy khối lượng và chờ đợi tin tức bùng nổ để Có Thể sẵn sàng một chu kỳ sóng số 5.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều người nản lòng rời bỏ cuộc chơi tại khu vực này do mất tính kiên nhân (giá đi ngang). Và sau khi chốt lời rời bỏ cuộc chơi, họ lại tiếp tục chấp nhận rời bỏ một vị trí mua tốt trước đó để mua một vị thế ở giá cao hơn, tồi tệ hơn tại khu vực Sóng 5.

Sóng 5:  Là bước sóng cuối cùng sự chi phối của xu hướng giá.

Tuy nhiên lại là sóng mà nhiều nhà đầu tư say mê với sự tăng giá điên cuồng, tất cả mọi người đều nhận biết à cho là tăng giá và hành động mua vào cuối cùng.

Về mặt thông tin cơ bản: Tin tức lùa này được thông tin tời toàn bộ đám đông, tràn ngập khắp thị trường và ủng hộ cho xu hướng giá mạnh mẽ. Tin tức vẫn tiếp tục thuận với đường giá.

Về mặt PTKT: khối lượng tại sóng 5 thường thaaps hơn sóng 3. Các thị trường hiển thị trên biểu đồ cho thấy sự phân kỳ, tức là giá đạt một mức cao mới. Bên cạnh đó, sóng 5 thường đạt tại quanh các mốc Fibo mở rộng 11618 - 2.618 hoặc 4.618. Tính từ đầu chu kỳ sóng 1 và 2 sau khi phá cản theo lý thuyết Dow.

Về mặt Tâm lý thị trường: Tất cả đám đông đều thừa nhận thị trường tăng giá, tin tức được lan truyền đồn thổi. Những người chưa vao giờ biết đến thị trường đầu tư cũng bắt đầu tham gia. Tin tức báo đài truyền thông lan truyền thúc đẩy lòng tham cực độ của xã hội. 

VÍ dụ: thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh, thị trường BĐS, game Lan var, Bitcoin các chu kỳ 20k giảm về 3k - 69k giảm về 15k... Thị trường vàng...



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn